Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa theo lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Di chúc Bác Hồ

Thứ hai - 21/12/2015 10:13 277 0

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Di chúc của Người là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người; là những lời căn dặn chứa chan tình cảm của Người cho toàn Đảng, toàn dân và cho muôn đời con cháu. Nhất là những suy nghĩ, trăn trở, tâm huyết của Người về vấn đề xây dựng Đảng, về quyền độc lập và thống nhất của dân tộc ta, về nhân dân lao động, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, về đoàn kết quốc tế.

          Là một người đã suốt đời vì dân nên Bác chỉ có vài dòng trong Di chúc để nói về việc riêng. Tuy là “Nói về việc riêng” nhưng lại là vì công việc chung của đất nước, vì tình thương yêu vô hạn đối với đồng bào, đồng chí. Đó chính là những lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người căn dặn: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có điện thì điện táng càng tốt hơn”. Đó là tư tưởng nền tảng về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
          Theo Bác, thực hành cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng đạo đức của người cán bộ cách mạng. Người đã chỉ ra một cách cụ thể tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm những gì? Và ai cần tiết kiệm? Người khẳng định: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Bác dạy: “Nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to. Chớ tưởng tiết kiệm những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ đã bớt được một số tiền đáng kể lấy ở mồ hôi, nước mắt của dân nghèo mà ra”. “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm”. Người luôn hiểu rằng “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào”.
          Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì tiết kiệm nghĩa là không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi; phải biết quý từng đồng tiền, hạt gạo của nhân dân. Cái gì không có lợi cho dân, cho cách mạng thì một xu cũng không tiêu. Cái gì có lợi cho nước cho dân thi dù tốn bao nhiêu cũng phải tiêu. Tiết kiệm không chỉ là cho bản thân mình, mà còn là tiết kiệm cho gia đình, xã hội, Tổ quốc và nhân dân. Không chỉ là tiết kiệm tiền bạc, thời gian, mà còn là tiết kiệm sức lao động, chất xám và làm đúng kế hoạch.
          Bác đã từng chỉ rõ: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm…mà lợi cho dân rất nhiều”. Như thế tức là từ những việc nhỏ mà góp lại thì sẽ thành được việc lớn.
          Sinh thời, trong cuộc sống hàng ngày, từ việc ăn, ở, sinh hoạt; ở mọi lúc mọi nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về thực hành tiết kiệm. Bữa ăn của Người cũng không có gì khác bữa ăn của mọi gia đình Việt Nam: Bát cơm, quả cà muối, con cá kho, đĩa rau muống luộc … Trang phục hàng ngày của Người cũng rất đơn sơ, vài bộ quần áo kaki, đôi dép cao su cũ kỹ … Nhà ở của Bác cũng “không có gì khác một ngôi nhà của nông dân Việt Nam”.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây