TƯ TƯỞNG HỒ CHI MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID- 19

Thứ năm - 30/09/2021 16:14 472 0

 

         Người viết GVC :Võ Văn Kẹo

Thực tiễn đất nước đặt ra yêu cầu cần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển dân tộc trong nhân dân; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam; bồi dưỡng sức dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Nhất là phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong phòng, chống đại dịch Covid - 19 hiện nay.

Nhằm trang bị những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là phát huy vai trò và sức mạnh trong phòng chống đạ dịch Covid – 19.

Lịch sử dân tộc ta trải qua hàng ngàn năm, đấu tranh dựng nước và giữ nước nhất là trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền đất nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kẻ thù mạnh hơn ta cả về sức lực và tài lực, nhất là gần đây trong công cuộc đổi mới và chống đại dịch Covid- 19, chứng tỏ rằng vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân hết sức quan trọng.

 Kế thừa và phát triển những quan điểm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng phương Đông, phương Tây, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân có vị trí, vai trò rất to lớn, nhân dân là lực lượng có sức mạnh vô địch, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Người nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”[1]; “Dễ mười lần không dân cũng chịu; Khó trăm lần dân liệu cũng xong”[2] Người chỉ rõ: “Chúng ta phải biết rằng: Lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng”[3]. “Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân”[4]. Người đúc kết: “Nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[5]. Trong chiến đấu với đại dịch covid- 19 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Người dân là trung tâm để chúng ta phục vụ nhưng cũng là chủ thể tham gia chống dịch. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mổi người dân”[6] thì chúng ta mới giành thắng lợi.

         Để phát huy sức mạnh của nhân dân, phải phát huy dân chủ, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không được quên dân là chủ, mọi quyền hành đều ở nơi dân. Quan điểm này thể hiện tư duy biện chứng, khoa học và mang tính cách mạng, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Dân chủ được hiểu một cách giản dị, dễ hiểu. Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ đã khẳng định địa vị người chủ trong chế độ mới là nhân dân, điều này hoàn toàn đối lập với thân phận nô lệ, thần dân hay thảo dân trong chế độ phong kiến, thực dân trước đây. Dân là chủ song dân cũng làm chủ, phản ánh năng lực thực thi dân chủ của nhân dân. Năng lực đó biểu hiện ở trình độ văn hóa, bản lĩnh, ý thức, trách nhiệm…, thể hiện hành vi làm chủ, thể hiện sự kết hợp và thống nhất năng lực, địa vị của người chủ. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính nói: “Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ qui định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mổi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và cộng đồng”[7]. với tinh thần đó, cả hệ thống chính trị  tỉnh Tây Ninh đã quyết tâm cao nhất trong việc phòng chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo đời sống nhân dân, cả về sức khỏe, vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi nhân dân có ý thức và trách nhiệm trong phòng, chống dịch được nhân dân đồng thuận, kết quả đến nay số lượng ca nhiểm giảm xuống đáng kể, số ca nhiểm ngoài cộng đồng rất thấp và chúng ta có khả năng kiềm chế được dịch bệnh để phát triển kinh tế. Điều đó khẳng định vai trò nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là trên hết, là trước hết. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói: “Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân”[8].

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân; chế độ ta là chế độ dân chủ”[9]. Tức là nhân dân làm chủ. Cho nên, “Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân”[10]. Trong chế độ mới: “Dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ đảng viên là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[11], tức là phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Trong mọi hoạt động, cán bộ, đảng viên phải luôn đặt lợi ích nhân dân lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân luôn gương mẫu, đi đầu, ở đâu dân cần đảng viên có. Nhân dân có quyền được hưởng và được bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm qui định, chủ quan, lơ là, thay thế kịp thời cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch”[12].

          Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản phải: “Sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”[13]; đồng thời từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định, mối quan hệ giữa Đảng với dân là mối quan hệ máu thịt: Đảng từ dân mà ra; trong phòng chống đại dịch Covid- 19, Đảng lãnh đạo, đảng viên là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân luôn lắng nghe giúp đở đến nơi đến chốn, không ai bị bỏ lại phía. “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài”[14]. “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”[15]. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng. Đảng phải quan tâm đến lợi ích, tâm tư nguyện vọng của dân, biết giải quyết đúng đắn, kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân; gương mẫu đi đầu trong lời nói và việc làm và dám chịu trách nhiệm trước dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Phải tiếp xúc với dân chân thực , đừng tiếp xúc hình thức, không được mị dân, theo đuôi quần chúng. Phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe nhân dân và làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng”[16].

 Với vai trò là công dân của Nhà nước dân chủ, nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi người dân Phải chăm lo việc nước như việc nhà, “phải biết tự mình lo toan, gách vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”[17]; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”[18]. Người căn dặn, trách nhiệm, bổn phận của mỗi công dân phải tận trung với nước, có ý thức cao góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đời sống cả vật chất và tinh thần của nhân dân. Trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài ngày 21/1/1946, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[19]. Người nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”[20], Người yêu cầu Chính phủ cần thực hiện ngay:

“1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc.

3. Làm cho dân có chỗ ở.

4. Làm cho dân có học hành”[21].

Với lời căn dặn đó, hiện nay đất nước ta giành được độc lập thống nhất đất nước, kinh tế phát triển phải làm cho dân ta có ăn, không chỉ ăn no mà phải ăn ngon, không phải mặc ấm mả phải mặc đẹp, không phải có chổ ở để tránh mưa, tránh nắng mà phải khang trang sạch đẹp, có môi trường giáo dục tốt cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 6218/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”[22]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chương trình máy tính cho em, phấn đấu không em nào bị bỏ lại phía sau, đặt biệt trong đại dịch Covid-19. Để thực hiện tốt quan điểm trên, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

-Thực hiện nghiêm các qui định về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương

châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.

-Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thể chính trị - xã hội làm nồng cốt, nhân dân làm chủ.

-Đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước,

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.

-Xử lý kịp thời, nghiêm minh lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn

định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân.

Bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh của nhân dân được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII “Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc” thật sự tin tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thật sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.

                                                                        

                                                                         

 



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.297

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.280

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chinh trị quốc gai Sự thật, H.2011, t. 5, tr.335,81

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5, tr. 335,81

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5, tr.502

[6] Báo Tây Ninh, ngày 21/7/2021.

[7] Báo Tây Ninh, ngày 23/8/2021

[8] Báo Tây Ninh, ngày 25/8/2021

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,H2011, t.13, tr.10

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.13, tr.454

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.15, tr.622

[12] Báo Tây NINH, ngày27/8/2021.

[13] V.I.Le6nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,H.2006, t.44, tr.608

[14] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb, Chính tri quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.67

[15] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t9, tr.31.

[16] Báo Tây Ninh, ngay218/8/2021.

[17] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.67.

[18] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t. 13, tr.287.

[19] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.4, tr.187.

[20] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chinh trị quốc gia Sự thật, H2011,t.4, tr.175.

[21] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chinh1tri5 quốc gia Sự thật, H2011, t.4, tr.175.

[22] https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/chuyen-doi-so/thu-tuong-chi-dao-trien-khai-chuong-trinh-song-va-may-tinh-cho-em-670618.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây